Trẻ thường hay đái dầm đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục - Bà bầu cần biết
Ngày:13/12/2016 lúc 13:20PM
Trẻ thường hay đái dầm đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục - Bà bầu cần biết
Bé không thể tự chủ được thời điểm đi tè gây hiện tượng thường xuyên tè dầm ra chăn đệm vào ban đêm. Các mẹ đừng vội mắng mỏ bé, thực chất đây là chứng bệnh cần phải biết rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời cho bé.
Đái dầm về đêm thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi chiếm 15 -20 % trẻ dưới 5 tuổi, thậm chí nhiều trẻ ở độ tuổi 10 -15 cũng bị mắc chứng bệnh này.
Thực chất đái dầm là chứng rối loạn thói quen thường gặp ở trẻ. Nếu trẻ lớn mà vẫn mắc chứng đái dầm được xem là bất thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí ở trẻ.
Đái dầm về đêm thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi chiếm 15 -20 % trẻ dưới 5 tuổi, thậm chí nhiều trẻ ở độ tuổi 10 -15 cũng bị mắc chứng bệnh này.
Các loại đái dầm thường gặp ở trẻ
- Đái dầm tiên phát: Do trẻ mắc bệnh từ bé đến lớn một cách liên tục, chiếm khoảng 90 % ca bệnh đái dầm.
- Đái dầm thứ phát: Do trẻ trước đây không bị đái dầm nhưng sau đó bị mắc chứng này.
- Do di truyền: Một số gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh đái dầm thì con sinh ra 40 % mắc chứng bệnh này. Hơn nữa nếu cả bố lẫn mẹ đều từng bị bệnh này thì tới 70 -75 % con cái họ sinh ra sẽ mắc chứng tương tự.
Nguyên nhân trẻ hay đái dầm về đêm
Nguyên nhân về thể chất:
Một số các vấn đề về sinh lí như dị tật bẩm sinh bàng quang, bàng quang quá nhỏ, nhiễm trùng đường tiểu, chậm phát triển hệ thần kinh, thậm chí động kinh vào ban đêm có thể là những nguy cơ dẫn tới tật đái dầm đêm của bé.
Nguyên nhân về cảm xúc:
Những tác động về mặt tâm lý như trẻ gặp khó khăn trong học tập, trẻ ít được bố mẹ quan tâm, bị tạo quá nhiều áp lực, bị chế giễu bởi bạn bè, anh chị em hay những người xung quanh. Những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ lâu ngày cũng làm bé dễ bị đái dầm vào ban đêm hơn.
Cách khắc phục chứng đái dầm đêm ở trẻ
Bố mẹ tuyệt đối không nên chê bai, giễu cợt trẻ khi con mắc chứng bệnh này
- Trước tiên khi cha mẹ thấy có có biểu hiện của chứng đái dầm đêm thì nên đưa bé đi khám để biết nguyên nhân có phải về mặt sinh lý hay không? Rồi sau đó mới đưa bé tới gặp bác sĩ tâm lý để có phương pháp trị liệu.
- Khi bé mắc chứng như trên, cha mẹ nên quan tâm động viên bé. Đừng quá tạo không khí căng thẳng, trừng phạt bé bởi thực tế, đây không phải do lỗi ở trẻ. Bạn cũng nên giúp bé hiểu biết và có trách nhiệm với những gì mình đã làm.
- Bố mẹ cũng nên tỏ ra khen ngợi, động viên bé khi con cô gắng thức giấc để tự đi tiểu vào ban đêm. Thực tế, lời khen ngợi của cha mẹ cũng giúp bé thoát khỏi chứng đái dầm, chiếm tỉ lệ tới 25 %.
- Một số cha mẹ dùng cách giới hạn lượng nước bé uống trước khi đi ngủ hay đánh thức trẻ đúng giờ dậy đi tiểu để tránh đái dầm.
- Khi các biện pháp trên không hiệu quả thì cha mẹ nên dùng thuốc cho bé. Tuy nhiên, không cần điều trị thuốc với trẻ dưới 6 tuổi. Cha mẹ nên dùng thuốc desmopressin dươi dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ.Thuốc này có tác dụng giảm bài tiết nước tiểu, tránh tè dầm về đêm đối với trẻ. Ngoài ra bé có thể dùng thuocs oxybutinin. Loại thuốc này có tác dụng lên cơ bàng quang giúp chúng giữ được nước tiểu tốt hơn, nhờ vậy bé có thể tự chủ được việc đi tiểu của mình.