Da trẻ sơ sinh bị khô: Cách chăm sóc da cho bé mẹ nên biết
Ngày:01/12/2016 lúc 14:37PM
Da trẻ sơ sinh bị khô: Cách chăm sóc da cho bé mẹ nên biết
Da trẻ nhỏ còn non yếu và rất nhạy cảm nhất là trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mà khi thời tiết thay đổi hoặc cách chăm sóc không đúng thì da trẻ sơ sinh bị khô, nứt nẻ.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân da trẻ sơ sinh bị khô và có cách khắc phục, chăm sóc tốt nhất.
Tại sao da trẻ sơ sinh bị khô?
Nguyên nhân dẫn tới da trẻ sơ sinh bị khô hay da trẻ em nói chung bị khô cũng như nguyên nhân dẫn tới da người lớn bị khô ráp. Đó là do thời tiết thay đổi và cách chăm sóc không đúng. Thực tế thì da ở độ tuổi trẻ rất dễ bị khô.
Vào mùa đông, không khí lạnh, khô hanh lấy mất đi thành phần dinh dưỡng trên da của bé vì vậy da bé thường bị khô.
Vào mùa hè, nếu da bé thuộc nhóm da khô bạn cũng có thể thấy được những vùng da chết rõ hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, máy điều hòa,…. tác động trực tiếp làm da trẻ sơ sinh bị khô.
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô
Giảm số lần tắm
Các mẹ không biết rằng tắm nhiều cũng là nguyên nhân làm khô da bé, bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của bé. Với trẻ sơ sinh bạn không nên tắm hàng ngày đều đặn, chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần. Các ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.
Thay vì tắm khoảng 30 phút, mẹ có thể giảm bớt thời gian tắm cho bé, nên thực hiện khoảng thời gian tắm cho bé là 10-15 phút/ 1 lần, sử dụng nước âm ấm không nóng quá để không làm tổn thương da cho bé, bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Các mẹ lưu ý, để giữ cho da bé được mịn màng trước khi tắm hãy massage cho bé với tinh dầu dưỡng, cách này vừa có thể loại bỏ được da chết, vừa toàn hoàn máu tốt.
Dưỡng ẩm da cho bé
Da trẻ sơ sinh bị khô vậy thì mẹ đừng bỏ qua những cách dưỡng da cho bé, giúp da bé yêu luôn mịn màng.
Sau khi tắm xong cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy sử dụng chiếc khăn bông mềm lau khô da cho bé và bôi kem dưỡng da.
Với kem dưỡng ẩm cho da trẻ sơ sinh, bạn bôi càng dày càng tốt, có thể thực hiện 2 lần/ngày, 1 lần sau khi tắm và 1 lần khác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Nếu không khí trong phòng của bé khô, bạn có thể dùng máy giữ ẩm không khí cho bé, vừa giúp bé thoải mái vừa hạn chế được tình trạng da khô ở bé.
Vào mùa đông, hãy giữ ấm cho bé tốt, sử dụng găng tay tất chân đầy đủ cho bé.
Dấu hiệu da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên đưa đi bác sĩ
Da trẻ sơ sinh bị khô bình thường thì không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc ở trên. Tuy nhiên, nếu xuất hiện với những dấu hiệu dưới đây thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da bé.
Một vài chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, chứng bệnh này được biểu hiện với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi bệnh về da nghiêm trọng này.
Ngoài ra, khi da bé xuất hiện mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức cũng nên thực hiện mang trẻ nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Da trẻ sơ sinh bị khô, đây là bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng, nếu biết cách chăm sóc bé yêu nhà bạn sẽ không bị khô da và không mắc những vấn đề về da. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu